Nếu bạn là người đang giao dịch hằng ngày trên các thị trường tài chính thì nghiễm nhiên bạn là một trader. Có rất nhiều người xem trader là một cái nghề, dành phần lớn thời gian cho công việc này và đây cũng là nguồn thu nhập chính của họ. Nhưng để đạt đến cái ngưỡng đó thì chính họ đã phải rất am hiểu về nó và có những thành công nhất định. Vậy còn bạn? Bạn bắt đầu giao dịch từ khi nào? Bạn có ý định gắn bó lâu dài với nó hay không? Và nếu có, bạn đã bao giờ tìm hiểu thật cặn kẽ về cái nghề này hay chưa?
Là một chủ đề không quá mới mẻ nhưng chúng tôi sẽ cố gắng “mổ xẻ” những khía cạnh quan trọng nhất của nghề trader, đặc biệt là lợi thế và rủi ro của nghề này để các bạn có thể một lần nữa xác định lại mục tiêu của mình khi tham gia vào thị trường ngoại hối.
Nội dung
Trader hay nhà giao dịch là một cá nhân hay tổ chức thực hiện các công việc mua, bán các loại tài sản như tiền tệ, cổ phiếu, vàng, hàng hóa… trên các thị trường tài chính như forex, chứng khoán, tiền điện tử…
Mục đích của trader là tìm kiếm lợi nhuận từ những công việc mua bán này, ngoại trừ các trader là hedger thì mục đích chính của họ là phòng ngừa rủi ro.
Trader có thể làm việc cho chính bản thân họ, nghĩa là họ dùng tiền của mình của tự giao dịch trên thị trường, được hưởng toàn bộ lợi nhuận và chỉ trả một khoản phí môi giới cho các broker. Hoặc họ có thể làm việc cho một cá nhân hay tổ chức khác, tức là họ sử dụng tiền của người khác để giao dịch nhưng mọi hoạt động mua, bán của họ đều bị kiểm soát và quản lý bởi những người này. Thu nhập của các trader “làm thuê” này chính là lương hoặc được chia sẻ một phần lợi nhuận nếu họ giao dịch thành công.
Hai khái niệm này thường bị nhầm lẫn với nhau. Mặc dù cùng hoạt động trên các thị trường tài chính, cũng thực hiện các công việc mua, bán tài sản tài chính nhưng về bản chất của các giao dịch này là khác nhau.
Trader thường có thời gian nắm giữ vị thế ngắn hơn, họ tìm kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá của tài sản. Số lượng giao dịch của họ trên thị trường rất lớn, có thể từ vài chục đến vài trăm lệnh một ngày. Trong khi đó, investor hay nhà đầu tư sẽ có thời gian nắm giữ vị thế lâu hơn, lợi nhuận của họ chủ yếu đến từ sự gia tăng giá trị của tài sản mà họ đang nắm giữ. Vì thời gian đầu tư lâu dài nên việc thực hiện các lệnh giao dịch của họ khá ít, có thể hôm nay họ mua vào nhưng vài năm sau mới bán ra để chốt lời.
Mỗi trader trên thị trường sẽ có một phong cách giao dịch khác nhau và cũng có rất nhiều yếu tố để định hình một phong cách giao dịch trong forex.
Dựa vào thời gian nắm giữ vị thế trên thị trường mà các phong cách giao dịch forex được chia thành 4 loại:
Các bạn có thể tham khảo bài viết: Bạn đang nhầm lẫn giữa phong cách và chiến lược giao dịch trong forex? để tìm hiểu chi tiết về đặc điểm của 4 phong cách nói trên và các chiến lược giao dịch phù hợp với mỗi phong cách này.
Việc xác định mình sẽ theo phong cách nào hoặc phù hợp với phong cách nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có cá tính giao dịch, sở thích, mức độ chịu đựng rủi ro, nguồn vốn, thời gian dành cho nghề trading…
Và thông thường, người ta cũng phân chia các kiểu trader trên thị trường theo những phong cách giao dịch này. Hay nói cách khác, nếu phân loại trader theo thời gian nắm giữ vị thế thì sẽ bao gồm 4 kiểu trader như đã phân tích ở trên.
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều tiêu chí khác để phân loại trader trong giao dịch forex, và một trong những tiêu chí quan trọng nhất chính là trường phái phân tích.
Dựa vào các trường phái phân tích trong forex thì có 3 kiểu trader khác nhau:
Tìm hiểu: Phân tích cơ bản là gì?
Tìm hiểu:
Vậy, một người giao dịch forex như đang chơi một ván cờ, chỉ dựa vào may rủi thì được xếp vào kiểu trader nào?
Do tính chất dễ tiếp cận, dễ chơi và lợi nhuận hấp dẫn, chỉ cần đặt Buy nếu dự đoán tăng hay đặt Sell nếu dự đoán giảm, nên nhiều người tham gia vào thị trường này với mong muốn kiếm thật nhiều tiền trong thời gian ngắn, mặt khác lại không chịu đầu tư kiến thức, nghiên cứu thị trường, biến công việc này thành một trò cá cược, kết quả là sẽ không thể nào trụ được lâu dài. Họ không phải là trader, không phải là những nhà giao dịch thực thụ.
Nghề trader hay investor có một đặc điểm rất khác biệt so với những nghề còn lại, đó là tính rủi ro. Ở đây chúng ta không xét đến rủi ro về thể chất của một số nhóm ngành có tính chất nguy hiểm như thợ xây, nghề đánh bắt cá hay thợ sửa điện…
Với một kế toán viên, một nhân viên ngân hàng hay một nhân viên môi giới chứng khoán chẳng hạn, mỗi ngày đi làm công việc của mình, các bạn sẽ có lương, có thu nhập cố định. Nếu làm tốt, có thể sẽ được thưởng, nếu làm không tốt, có thể bị trừ lương nhưng những công việc này sẽ không khiến bạn phải mất đi bất kỳ khoản vốn nào khác hết. Ngược lại, với nghề trader, nếu làm tốt, các bạn có tiền, có thu nhập nhưng không cố định, nếu làm không tốt, các bạn mất tiền và có thể là rất nhiều tiền. Đó là rủi ro của trader.
Bên cạnh rủi ro cao thì nghề trader cũng có nhiều lợi thế hơn so với những ngành nghề khác. Tìm hiểu về lợi thế và rủi ro của nghề này sẽ giúp các bạn xác định lại nhu cầu, mục tiêu tài chính của mình, đồng thời xem xét sự phù hợp của bản thân với các tính chất của nghề trader, từ đó ra quyết định có nên tham gia vào thị trường này hay không?
Tham khảo Lớp học forex miễn phí của kienthucforex.com
Không có một trader nào thành công ngay từ khi bắt đầu, và đối với cái nghề này thì thua lỗ là chuyện quá đỗi bình thường. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là nghề trader này luôn luôn thất bại. Đã có rất nhiều người thành công, mang về lợi nhuận cao và duy trì thu nhập ổn định, họ là những người biết rút ra kinh nghiệm sau mỗi lần thất bại, biết trau dồi thêm kiến thức mới và họ chính là những trader chuyên nghiệp đang giao dịch hằng ngày trên thị trường này.
Con đường để trở thành một pro trader không hề đơn giản nhưng cũng không quá khó đến nỗi không thể làm được. Các bạn có thể học theo những gì mà các trader chuyên nghiệp đã làm, học theo cái cách mà họ đã thành công, tất nhiên không phải tất cả nhưng sẽ có một số nguyên tắc chung tồn tại ở tất cả các pro trader đó mà các bạn nên học hỏi và tuân thủ.
Thứ nhất, thay đổi tư duy và ngưng kỳ vọng
Đầu tiên phải xác định rõ: nghề trader không phải lúc nào cũng kiếm được lợi nhuận mà rủi ro là điều tất yếu. Bớt kỳ vọng về lợi nhuận mà nên học cách làm thế nào để hạn chế rủi ro nhất có thể. Nhiều người đặt ra mục tiêu lợi nhuận mỗi ngày, mỗi tuần hoặc mỗi tháng, điều này buộc họ phải vào lệnh mặc dù xác suất thành công không cao, điều này là hoàn toàn không nên. Các trader chuyên nghiệp chỉ vào lệnh khi thấy có cơ hội tốt, một ngày họ có thể vào rất nhiều lệnh nhưng cũng có khi cả tuần họ không có một giao dịch nào.
Thứ hai, xác định phong cách giao dịch phù hợp
Việc định hình phong cách phù hợp với nhu cầu, nguồn vốn và cá tính sẽ giúp cho trader thực hiện mục tiêu một cách tốt nhất. Có nhiều người giao dịch trên thị trường một thời gian rồi không biết mình phù hợp với phong cách nào, lúc thì thích kiểu này, lúc thì kiểu khác nhưng không có kiểu nào thành công cả. Xác định và theo đuổi một phong cách ngay từ đầu, trader sẽ không mất nhiều thời gian loay hoay vì khi đã định hướng rõ ràng thì chỉ việc theo đó mà thực hiện.
Thứ ba, xây dựng chiến lược giao dịch hiệu quả
Mỗi phong cách sẽ có một chiến lược giao dịch hiệu quả, xây dựng chiến lược cụ thể và hoàn chỉnh cũng giống như việc các bạn đang lên kế hoạch chi tiết cho công việc trading của mình, có kế hoạch rồi thì sẽ chủ động hơn trong mọi việc, nhất là khi thị trường biến động bất thường.
Thứ tư, kỹ năng quản lý vốn, quản trị rủi ro
Còn tiền là còn có thể kiếm ra được lợi nhuận. Điều quan trọng trong giao dịch forex là làm thế nào để đừng bị cháy tài khoản, chính vì thế, kỹ năng quản lý vốn, quản trị rủi ro là vô cùng quan trọng. Các bạn có một chiến lược giao dịch tốt nhưng không có kỹ năng quản lý vốn, quản trị rủi ro hiệu quả thì các bạn cũng vẫn sẽ thua lỗ hoặc không thể gia tăng lợi nhuận trong dài hạn.
Tham khảo:
Với tất cả những gì mà chúng tôi đã trình bày trong bài viết này, hy vọng rằng các bạn sẽ nhìn nhận đúng hơn về trader, đồng thời xem xét lại tính phù hợp của mình với nghề này để có quyết định đúng đắn hơn. Với những bạn đang là một trader và muốn trở thành một trader chuyên nghiệp thì có thể tham khảo những nội dung mà chúng tôi đã chia sẻ ở phần cuối, tất nhiên, những điều đó sẽ không thể giúp các bạn trở thành một pro trader ngay được, nhưng ít nhất, nếu các bạn nỗ lực và kiên trì thực hiện, nó có thể giúp bạn hạn chế được thua lỗ một cách tối đa nhất.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG.
Comment của bạn